BỆNH ĐỐM ĐEN, MỐC XÁM, THÁN THƯ TRÊN CÂY HOA HỒNG !!!
BỆNH ĐỐM ĐEN
Triệu chứng bệnh: Bệnh gây hại trên bề mặt lá, giai đoạn cây dễ bị nhiễm bệnh là sau khi trồng 5 đến 15 ngày, lúc đầu xuất hiện những chấm nâu và dần dần chuyển sang màu đen. Làm cho lá bị rụng xớm, bệnh gây hại trên cả đọt non. Bệnh làm cho cây kém phát triển, bệnh nặng có thể làm cho cây bị khô và chết.
Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm marssonina rosae gây hại.
BỆNH MỐC XÁM
Triệu chứng bệnh: Bệnh gây hại chủ yếu trên hoa trong mùa mưa, bệnh ảnh hưởng đến chồi hoa hồng và cánh hoa hồng. Vết bệnh là nhiều đốm nhỏ màu xám trên nụ và hoa phần rìa cánh hoa hồng bị thối nâu, hoa không nở được thường làm hoa bị thối.
Bệnh nặng thì nấm tấn công xuống thân, làm thân bị thối đen và khô, làm nhánh non bị héo.
Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Botrytis blight gây hại.
Biện pháp phòng trừ: Thường xuyên cắt tỉa cành sâu bệnh, tạo độ thông thoáng cho vườn cây, vệ sinh thu gom lá vàng lá bệnh dưới gốc hoa đem ra khỏi vườn, thường xuyên thăm vườn để phát hiện bệnh để xử lý khi cây vừa mới chớm bệnh tránh lây lan.
BỆNH THÁN THƯ
Triệu chứng bệnh: Vết bệnh thường có dạng hình tròn nhỏ, hình thành từ chót lá, mép lá hoặc ở giữa phiến lá. Ở giữa vết bệnh màu xám nhạt hơi lõm, xung quanh có viền màu nâu đỏ hoặc màu đen. Trên thân cành bị bệnh cũng có vết nứt dọc màu hồng, sau chuyển qua màu nâu, cành bị bệnh suy yếu, dễ gãy. Trên hoa và đài cũng có thể bị bệnh nhưng ít gặp hơn.
Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Sphaceloma rosarum gây ra
Ngoài 3 bệnh trên thì cây hoa hồng còn gặp một số loại bệnh gây hại khác như: rỉ sắt, sương mai, phấn trắng …
Hoa hồng là cây trồng làm đẹp cho ngôi nhà của bạn, làm đẹp cho đường phố, cảnh quan đô thị cho đến văn phòng làm việc của bạn, bông hoa hồng dành tặng cho người thân yêu để thể hiện tình yêu thương đối với người được tặng…
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH CHO CÂY HOA HỒNG.
Vậy để phòng trừ tốt nấm bệnh, chúng ta phải phòng trừ bệnh ngay từ lúc mới trồng bằng chế phẩm sinh học TKS – Pseudomonas.
Trước khi trồng ta dùng TKS – Pseudomonas phun trên đất trồng hoặc trộn với phân hữu cơ trước khi trồng để xử lý nấm bệnh trong đất, hạn chế cây bị nhiễm bệnh sau khi trồng.
Sau khi trồng ta tiến hành phun định kỳ TKS – Pseudomonas cho cây từ 7-10 ngày/lần để phòng trừ bệnh một cách hiệu quả nhất.